11:36 07/12/2020
Những điều cần biết về giày ủng bảo hộ

Những điều cần biết về giày ủng bảo hộ
Nếu đang làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây chấn thương bàn chân, chúng ta nên trang bị giày ủng bảo hộ phù hợp.
- Nếu sự bảo vệ cho bàn chân là cần thiết, hãy lên phương án hoàn chỉnh từ việc chọn lựa loại ủng thích hợp, thử chân, hướng dẫn sử dụng, bảo quản và kiểm tra.
- Ủng bảo hộ được thiết kế để bảo vệ bàn chân khỏi một số các chấn thương. Va đập, bị chèn ép, hoặc bị đâm xuyên là những chấn thương bàn chân thường gặp nhất.
- Chọn lựa ủng dựa vào các mối nguy cơ tiềm ẩn.
- Chọn sản phẩm bảo hộ chất lượng cao và được sản xuất bởi công ty uy tín, có tên tuổi. Nên chắc chắn rằng sản phẩm đã qua kiểm định và có loại đế phù hợp với môi trường làm việc.
- Bảo vệ xương (mu bàn chân), nơi có nhiều khả năng bị chấn thương.
Lựa chọn ủng bảo hộ như thế nào?
Ủng bảo hộ cần được lựa chọn để phòng ngừa những mối nguy hiểm tiềm ẩn. Nên xem xét và đánh giá môi trường làm việc cũng như tính chất công việc:
- Vật liệu được sử dụng trong quá trình làm việc.
- Nguy cơ có vật thể rơi từ trên cao hoặc đâm vào chân.
- Vật thể hoặc thiết bị có khả năng lăn đè lên bàn chân.
- Vật thể sắc nhọn có thể gây ra vết cắt trên mu bàn chân.
- Vật thể hoặc thiết bị có khả gây ra lực ép dưới bàn chân hoặc bên hông.
- Làm việc trong môi trường có khả năng phải tiếp xúc với những chất gây dị ứng.
- Làm việc trong môi trường dễ xảy ra cháy nổ, bao gồm cháy nổ do chập tĩnh điện.
- Nguy cơ gặp rủi ro gây ra bởi các thiết bị điện tử nhạy cảm với tĩnh điện.
- Nguy cơ tiếp xúc với trụ điện hạ thế hoặc trung thế: 220V hoặc nhỏ hơn.
- Loại bề mặt đi lại và điều kiện môi trường làm việc, ví dụ như bề mặt đất bùn sình, ẩm ướt, trơn trượt do dầu, nhiệt độ cao thấp, hóa chất, v.v
Cũng nên xem xét các mối nguy cơ như:
- Nguy cơ chấn thương cổ chân do mặt đất không bằng phẳng hoặc gồ ghề.
- Nguy cơ tổn thương bàn chân do tiếp xúc với bề mặt quá nóng hoặc quá lạnh.
- Nguy cơ té ngã do mặt đất trơn trượt.
- Nguy cơ tiếp xúc với nước hoặc chất lỏng có khả năng gây bào mòn đế giày, làm tổn thương tới bàn chân.
- Nguy cơ tiếp xúc với thiết bị, máy móc có chuyển động gây ma sát bào mòn như máy cưa, máy nghiền.
Những điều cần biết về việc thử và cách bảo quản ủng bảo hộ
Thử:
- Nên thử ủng mới vào khoảng buổi trưa vì ban ngày kích cỡ bàn chân sẽ lớn hơn.
- Đi lại vài vòng để chắc chắn đôi ủng vừa vặn và mang lại sự thoải mái.
- Khi mang ủng, mũi ủng nên còn dư một chút (khoảng cách từ mũi chân đến thành trong ủng là khoảng 12.5 mm). Đừng hy vọng ủng sẽ rộng ra sau một thời gian sử dụng.
- Nên trừ hao để mang thêm vớ hoặc vật dụng bảo hộ đi kèm khác. Nên thử ủng với đôi vớ thường được mang khi làm việc. Kiểm tra với nhà sản xuất liệu mang thêm vớ hoặc các vật dụng bảo hộ khác bên trong ủng có gây ảnh hưởng tới tác dụng bảo vệ của ủng hay không.
- Ủng cổ cao sẽ có thể bảo vệ khỏi các chấn thương mắt cá và cổ chân.
Bảo quản:
- Sử dụng sơn phủ bảo quản để tăng khả năng chống thấm nước và giúp đôi ủng bền lâu hơn.
- Thường xuyên kiểm tra ủng để xem có bị hư hại hay không, ví dụ vết nứt dưới đế, nứt da, hoặc ủng bị hở mũi.
- Sửa chữa hoặc thay thế ngay khi phát hiện ủng bị hư hại hoặc bị lỗi.
- Ủng cách điện thường bị giảm khả năng cách điện sau một hời gian sử dụng trong môi trường ẩm ướt.
- Ủng sau khi bị tác động bởi lực ép dưới đế hoặc va đập có thể không có dấu hiệu hư tổn dễ nhìn thấy bằng mắt thường. Lời khuyên là nên thay ủng mới sau khi va đập xảy ra.
H.Y